Phương Pháp Công Phu Cho 6 Tháng Đầu
Trong sáu tháng đầu, các bạn có thể chọn bất cứ giờ nào thích hợp tùy theo hoàn cảnh để luyện tập. Cần chọn nơi yên tĩnh để thực hành. Các bạn phải tập đều đặn các pháp theo thứ tự sau đây:
CÁCH NGỒI
Ngồi trên một cái gối đặt trên thảm hoặc mền. Xếp chân phải trên bắp vế chân trái hoặc ngược lại. Ðầu giữ thẳng, rút cằm vô một chút xíu để đầu và xương sống thẳng một đường, lưng thẳng, hai tay kèm theo hông. Hai lòng bàn tay úp lại để trên đùi. Ngồi xoay mặt về hướng Nam.
Các bạn có thể chọn một trong những cách ngồi thích hợp với bạn:
1. Ngồi kiết già:
Chân phải trên đùi trái và chân trái trên đùi phải.
2. Ngồi bán già:
Chân trái trên đùi hay bắp vế chân phải và chân phải dưới đùi chân trái. Hoặc ngược lại.
3. Ngồi xếp bằng:
Hai chân xếp tự nhiên.
4. Ngồi trên ghế :
Ngồi thẳng không dựa lưng vào thành ghế. Hai bàn chân sát với nhau. Hai gót chân chạm với nhau. Nên mang dép hoặc chân để trên tấm thảm để tránh chân chạm mặt đất.
CÁC ĐỘNG TÁC CĂN BẢN
Khi luyện tập, lúc nào cũng giữ nguyên những động tác sau đây:
Co chót lưỡi lên nhè nhẹ chạm nướu chân răng hàm trên.
Răng kề răng, ngậm miệng lại.
Ðầu giữ thẳng, rút cằm vô một chút xíu.
Mắt nhắm trong ý nhìn thẳng từ trung tâm chân mày ra tới phía trước (chớ không phải châu hai con mắt nhìn giữa.)
1. NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Pháp Niệm Phật giúp gia tăng chấn động lực của thần kinh bộ óc, ổn định tinh thần, quân bình tâm thức.
Ngồi nhắm mắt, đầu giữ thẳng, rút cằm vô, co lưỡi lên chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, hai tay chắp trước ngực. Định tâm cho phẳng lặng, dùng ý thầm niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật trên sáu luân xa:
- Nam. Khi ý thầm niệm chữ Nam, chú ý tập trung ngay trung tâm hai chân mày.
- Mô. Khi ý thầm niệm chữ Mô, chú ý tập trung ngay trung tâm bộ đầu.
- A. Khi ý thầm niệm chữ A, chú ý tập trung ngay trung tâm hai trái thận.
- Di. Khi ý thầm niệm chữ Di, chú ý tập trung ngay trước giữa ngực.
- Đà. Khi ý thầm niệm chữ Đà, như là ánh sáng phát ra xung quanh bản thể, tất cả lỗ chân lông phát quang trong thanh tịnh.
- Phật. Khi ý thầm niệm chữ Phật, chú ý tập trung ngay về nơi rún.
Sau khi niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật trên sáu luân xa 3 lần như trên, thì hai tay vẫn chắp trước ngực và xá 3 cái, lưng vẫn giữ thẳng, không cúi lạy.
NGUYÊN LÝ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật là để cho chấn động lực chuyển chạy toàn thân, giúp khai thông ngũ tạng, ngũ kinh, và giúp khai mở phần điển tâm trên bộ đầu.
Nam là lửa. Mô là không khí. A là nước. Di là phát triển. Đà là mầu sắc. Phật là linh cảm.
Nam thật phương Nam lửa Bính Đinh, phát điển ra ngay trung tâm hai chân mày. Nơi đó hai luồng điển chấu lại phát hỏa sáng ra.
Mô chỉ rõ vật vô hình. Khi chúng ta nhắm mắt thấy được cảnh ở bề trên.
A Nhâm Quý gồm thâu nơi thận. Là thủy điển tương giao nơi thận thủy, khi cái thận bất ổn ngủ không được, mà thủy điển tương giao là khỏe mạnh ngủ yên.
Di giữ bền 3 báu linh tinh khí thần. Tinh khí thần trụ hóa đi lên thì con người nó ổn định.
Đà ấy sắc vàng bao trùm khắp cả. Chúng ta thanh tịnh rồi từ quang phát triển ra châu thân, bảo vệ châu thân, ánh vàng bao trùm khắp cả.
Phật hay thân tịnh ở nơi mình. Biết chuyện mình để sửa tiến, ăn năn hối cải, sám hối tiến hóa thì con người mới được thanh nhẹ.
NGHE NGUYÊN LÝ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
|
Nếu các bạn muốn tải xuống máy:
|
2. SOI HỒN
Sau khi niệm phật xong, hành tiếp pháp Soi Hồn như sau:
Vẫn trong tư thế ngồi, từ từ đưa hai cánh tay lên ngang vai. Dùng đầu hai ngón tay cái đút vào bịt kín hai lỗ tai. Dùng đầu hai ngón tay giữa chận nhẹ lên vành khớp xương khóe mắt và kéo chằn nhẹ ra cho hai mí mắt nhắm lại. Dùng đầu hai ngón tay trỏ chận nhẹ trên mí tóc chỗ màng tang. Ngón áp út và ngón út co lại vào trong lòng bàn tay.
Ðầu thẳng, rút cằm vô, co lưỡi chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm, ý nhìn ngay trung tâm chân mày thẳng tới trước. Nói trong ý: “Tập trung 3 báu linh Tinh Khí Thần”. Lắng nghe điển trổi lên bộ đầu, hơi thở bình thường. Ngồi thẳng lưng. Pháp này có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày sau phần nguyện tập cho thần kinh khối óc được ổn định.
Thời gian tập pháp Soi Hồn ít nhất là 5 phút và nhiều nhất là 15 phút.
Chú Thích:
- Người mới tu cảm thấy lỗ tai nghe ồ ồ. Tu lâu thì không còn nghe tiếng ồ ồ trong bộ đầu nữa.
- Soi Hồn: Soi là tìm kiếm, Hồn là sự sáng suốt, sự thanh tịnh. Soi Hồn là một phương pháp giúp chúng ta tìm kiếm lại sự thanh tịnh và sự sáng suốt của chính mình. Theo Đông y học, Soi Hồn là quy nguyên thần kinh khối óc.
Lưu Ý:
- Trong khi hành pháp Soi Hồn mà thấy có tạp niệm hay lo ra, suy nghĩ lung tung thì dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật để từ từ giải ra những sự lo âu, nghĩ ngợi đó.
- Chỗ mí tóc nơi ngón tay trỏ chận, muốn dễ tìm thì cắn răng lại thấy nổi gân lên.
Giải Thích:
"Trên thế gian này chưa có tôn giáo nào thực hành pháp soi hồn, pháp này giúp cho bạn khai mở trung tâm điểm của bộ đầu gọi là Thiên Môn hay Hà Đào Thành và chấn động lực của luồng điển sẽ phát triển mãi mãi đến vô cùng tận. Khi chúng ra đưa hai tay ngang vai, tất cả các thần kinh của ngũ tạng, tim, can, tỳ, phế, thận, đều hoạt động và toát mồ hôi. Lúc đầu hai ngón tay bịt kín lỗ tai thì người mới tu, tánh còn nóng, cảm thấy lỗ tai nghe ồ ồ... tu lâu bạn sẽ không còn nghe ồ ồ nữa, lúc đó bạn cảm thấy tinh thần sáng suốt... Người mới tu làm pháp Soi Hồn để khôi phục thần lực đã bị mất đi trong ngày, vì làm việc, vì sinh hoạt chúng ta phải dùng tất cả khả năng sẵn có của chính mình, dùng điển để đổi lấy đồng tiền chén cơm, thì không thể nào không bị suy yếu thần kinh. Khi ta làm việc trở về, ta làm như thế (Soi Hồn) là ta khôi phục lại chấn động lực của khối óc. Khi bạn dùng hai ngón tay cái bịt kín hai lỗ tai là bạn đang hội tụ luồng điển về bộ đầu và tập trung nó vào giữa hai chân mày. Ngón trỏ và ngón giữa của bạn chận lên màng tang nơi chân tóc và ở giữa xương khóe mắt thì luồng điển cũng chuyển chạy về trung tâm chân mày. Khi bạn đã có khả năng tập trung được luồng điển đó rồi thì ánh sáng sẽ phóng ra từ nơi Ấn Đường, trung tâm giữa chân mày, tiến thẳng một đường lên trung tâm của càn khôn vũ trụ. Lúc đó chúng ta càng ngày càng cảm thấy thong thả nhẹ nhàng hơn. Người mới tu nên làm pháp này ít nhứt sáu tháng để chấn chỉnh bộ óc. Sự động loạn đả thu hút trần trược quá nhiều, cho nên chúng ta phải chấn chỉnh khối óc trước tiên. Người mới tu không cần thiết giờ giấc. Giờ rảnh có thể làm pháp Soi Hồn để cho giảm bớt sự động loạn không cần thiết của cuộc đời đau khổ hiện tại".
(Phương Pháp Công Phu, Culver City, tháng 7, 1982)
3. PHÁP LUÂN CHIẾU MINH
Sau khi Xả Thiền xong, hành tiếp Pháp Luân Chiếu Minh như sau:
Tập thở Pháp Luân Chiếu Minh có 12 chu kỳ để thanh lọc và làm cho điều hòa bộ ruột. Các bạn nên tập thở Pháp Luân Chiếu Minh khi bụng trống, cách 2 hay 3 giờ sau buổi ăn.
- Nằm ngửa trên giường, đầu thẳng, lưỡi co lên chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, duỗi thẳng tay chân và hoàn toàn thả lỏng. Tự nhủ quên hết chân, tay, thân mình.
- Mắt nhắm, trong ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới phía trước, rồi tập trung chú ý tới cái rún. Khi tập pháp này, lúc nào cũng chú ý đến cái rún.
- Hít hơi vào và thở ra bằng mũi: Thở ra cho hết hơi, từ từ xẹp bụng xuống. Tiếp tục hít hơi vào, cùng lúc phình bụng ra. Đến khi hết hít vô được, thì thở ra cho hết hơi, xẹp bụng xuống: thầm đếm 1. Tiếp tục hít vô, phình bụng lên và thở hơi ra, xẹp bụng xuống, thầm đếm 2. Liên tục hít vào phình bụng lên, và thở ra xẹp bụng xuống, thầm đếm 3, rồi tiếp tục đến 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 đến 12 vòng. Sau vòng thứ 12 là hết chu kỳ đầu, thì tạm nghỉ vài giây.
- Bắt đầu hít thở và đếm trở lại từ 1 đến 11 hơi. Sau chu kỳ thứ 11, thì cũng tạm nghỉ vài giây, rồi mới bắt đầu hít thở và đếm trở lại từ 1 đến 10. Rối tiếp tục từ 1 đến 9; từ 1 đến 8; từ 1 đến 7; từ 1 đến 6; từ 1 đến 5; từ 1 đến 4; từ 1 đến 3; từ 1 đến 2; rồi 1 vòng hơi. Sau mỗi một chu kỳ, đều tạm nghỉ vài giây. Tổng cộng là 12 chu kỳ.
- Hơi thở phải từ từ, nhẹ nhàng, nếu nhanh quá sẽ kém hiệu quả, nếu chậm quá thì dễ ngủ quên. Tránh thở mạnh như tập thể dục. Pháp này có thể tập bất cứ lúc nào bụng trống, hoặc cách hai hay ba giờ sau bữa ăn. Tập sau khi làm pháp Soi Hồn hay tập riêng thêm trong ngày cũng được.
Giải Thích:
"Tại sao bạn phải nghĩ là đầy rún? Đầy rún là chủ ý tới trái thận, vì thận với rún liên hệ trực
tiếp với nhau. Khi ta hít đầy như thế này, cái hơi nó ép phía đàng sau, khi ta thở ra thì cái hơi nó ép ra sau. Hai
hơi hít vô và thở ra là một hơi thở liên tục. Nó nhập lại chúng ta phải liên tiếp thở cái thứ hai để thành lực lượng
mạnh, ép cái trược khí của trái thận và trược khí của ngũ tạng và sẽ đẩy nó ra theo đường đại tiện, tiểu tiện, hay các
lỗ chân lông. Khi ta thở liên tục như vậy cho tới 12, cái hơi thanh nhẹ sau ép lần lần và dồn qua trái cật và đưa qua
đại tiểu tiện hay lỗ chân lông, khai thông xương sống một phần. Rồi tiếp tục thở từ 1-11, 1-10, 1-9, 1-8, 1-7, 1-6,
1-5, 1-4, 1-3, 1-2, và 1. Nằm xuống dùng trung tâm chân mày chú ý tới cái rún. Trong lúc thở chiếu minh, trong khi bạn
chú ý tới cái rún là bạn tập trung vào thể vía của các bạn. Sự liên kết sẽ giúp cho phần hồn và thể vía của bạn có cơ
hội tương hội với nhau, một khi mà trật tự của thể xác bạn đã lập lại được sự quân bình. Đối với người mới tu, đối với
thanh niên tập thể thao là những người hay hít vô ngực, kêu hít vô bụng thì thấy khó khăn. Nhưng tập tùy theo khả năng
của mình. Sau này cố ý phải hít cho kỳ được thì hít vô là phải đầy rún. Lấy cái gì có thực chất mà giải cho nó thông suốt
hơn là lấy thanh khí điển của càn khôn vũ trụ để hóa giải cái cơ tạng của cái tiểu vũ trụ này. Những người nam giới ham mê
sắc dục thì tinh khí bị suy yếu, do đó hơi thở ngày càng yếu; nữ giới cũng vậy, ham tính dục, sanh nhiều con, mất trung khí,
hơi thở không dồi dào.
Nếu họ làm pháp thở này, họ sẽ từ từ khôi phục lại trung khí, từ từ sẽ đưa họ tới chỗ mạnh dạn, quán thông mọi sự việc.
Người mới tu nên tập hai pháp trên đây mà thôi, trong sáu tháng trước khi hành sang pháp khác. Cái pháp này hỗ trợ cho cơ tạng
rất nhiều và đem lại cho tứ chi được mạnh dạn để tránh những bệnh nan y như là xụi bại hoặc là hư gan, hư tim trong lúc chúng ta
không biết trật tự. Trong cái tham ăn tham uống tạo nhiều bệnh. Tham dục cũng tạo bệnh hư óc. Đó ! Bệnh do tánh sanh ra vậy."